Lợi ích của việc đọc sách với sự phát triển văn hoá đọc trong kỹ nguyên số

Trong xã hội hiện đại, trước sự bùng nổ xuất bản và kỹ nguyên số trên các kênh truyền thông đa phương tiện, người đọc gặp không ít khó khăn khi lựa chọn nguồn tin phù hợp với mỗi người về trình độ, nghề nghiệp, sở thích. Từ đó, người đọc được cung cấp hệ thống tri thức phong phú, thiết thực và bổ ích. Một người có văn hóa đọc tốt phải là độc giả có cách đọc khoa học, sáng tạo, là người đọc biết chọn lọc, chủ động tiếp thu nguồn tri thức từ sách, báo làm tăng vốn hiểu biết cho riêng mình. Do vậy, đọc sách vẫn luôn được coi là một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu. Vì thế chúng ta cần tiếp cận việc đọc như thế nào trong thời đại công nghệ số.

                                                                                Nguồn ảnh: Báo tuổi trẻ

Đọc thường không phải là thứ hữu ích nhất trong bốn khả năng ngôn ngữ, nhưng nó là một thành phần quan trọng trong việc làm giàu từ vững, phát triển tính cách và cải thiện thành công trong học tập (Chokron, 2000). Có rất nhiều định nghĩa về “Văn hoá đọc”. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản “Văn hoá đọc” là thói quen, sở thích và kỹ năng đọc của mỗi một cá thể độc lập trong xã hội.

 Để xây dựng văn hóa đọc trở thành thói quen và đồng thời là món ăn tinh thần cho mỗi người dân, thiết nghĩ mọi người đều phải có trách nhiệm và chung tay lan toả thói quen đọc sách, để khơi dậy trí tò mò, thích khám phá và tạo hứng thú đọc cho các bạn trẻ. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của bạn đọc đối với phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số. Đó là một cách giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tiêu diệt sự nhàm chán, tăng cường trí thông minh và sáng tạo hơn.

Đọc sách giúp con người tôi luyện bản tính, sống có chiều sâu, nhìn nhận mọi diễn biến sự vật hiện tượng khách quan, có cuộc sống yêu đời và lạc quan hơn. Mỗi chúng ta, ai có thói quen và kỹ năng đọc tốt sẽ là người thành công trong xã hội, bởi đọc sách không chỉ để giải trí mà còn trao quyền và giải phóng công dân, nó kết nối mọi người lại với nhau, đồng thời là chìa khoá của thế giới: cả thế giới thực và thế giới giả tưởng.

Với sự xuất bản sách giấy, sách nói và sách điện tử ngày càng phong phú và đa dạng tạo điều kiện thuận lợi và cách thức tiếp cận dễ dàng cho bạn đọc. Tuy nhiên, để đọc sách mang lại hiệu quả thiết thực, lựa chọn sách giấy vẫn là ưu tiên hàng đầu. Chúng ta có thể đọc nó bất cứ khi nào chúng ta muốn và đánh dấu những câu từ, lời hay ý đẹp, có thể cải thiện khả năng tập trung và tạo ra “chiều sâu” cho con người, giúp bạn nâng cao khả năng tư duy và trí tưởng tượng. Khi đọc một cuốn sách, bạn tìm đến mục lục, bản tóm tắt cuốn sách, hoặc nhận xét của người đọc ở bìa sau để hiểu sơ lược cuốn sách viết gì?. Các bài đánh giá của cuốn sách cũng có thể giúp bạn quyết định có nên đọc nó hay không?

Samuel Smiles từng nói:” Gieo suy nghĩ, gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Cơ bản, tính cách chúng ta là một bộ phận của thói quen. Rõ ràng, nếu muốn thay đổi tính cách, chúng ta phải thay đổi thói quen. Và muốn hình thành thói quen tốt thì ngay từ giờ bạn phải đặt ra mục tiêu và thói quen đó phải được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian lâu dài.

Bạn đặt mục tiêu dành ra 15 phút mỗi ngày để khám phá những điều thú vị từ cuốn sách. Ấn định thời gian và địa điểm, bạn chỉ tập trung dành khoảng thời gian đó để đọc. Mỗi ngày hãy rèn luyện và thực hành bài tập này thành một thói quen, sau khi đã thành một thói quen thì tăng dần thời lượng đọc. Sự thành công có được là nhờ vào quá trình rèn luyện và thực hành. Việc đọc phải gây được sự kích thích trí não và niềm đam mê đọc chứ ko phải nếu bạn trở nên lo lắng khi đọc một cuốn sách, hãy nhớ không được tiếp tục đọc dưới sự ép buộc. Nếu bạn bắt ép bản thân phải đọc và đọc cho xong nhiệm vụ dẫn đến mất hứng thú với đọc và cuối cùng ngừng đọc, hoặc thậm chí kết quả có thể là vô nghĩa. Đọc sách vì niềm vui, để giải trí và thông tin là một trong những dấu hiệu có giá trị nhất cho sự thành công trong tương lai trong cuộc sống.

Thông qua đọc sách, chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới, hiểu được bản chất con người, làm giàu trí tưởng tượng và nâng cao khả năng tư duy. Chen Pingyuan, trưởng khoa tiếng Trung của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, từng nói: “Bản thân đọc sách không có gì đặc biệt, nhưng hành động đọc có nghĩa là bạn không hoàn toàn đồng ý với thế giới này, bạn vẫn đang đi tìm cái bản sắc của mình, bạn vẫn chưa thỏa mãn, vẫn đang đi tìm một khả năng, một cách sống khác.”